Bài viết

Cơ hội việc làm không tưởng cho những luật sư tương lai

Xã hội càng hiện đại, yêu cầu trình độ về lập pháp, hành pháp, tư pháp của mỗi quốc gia càng cao. Điều đó đồng nghĩa với việc ra đời hàng loạt các ngành nghề liên quan đến luật. Vì vậy dân học luật không còn phải lo lắng về việc thiếu việc làm sau khi ra trường. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc tất cả cử nhân luật đều không thất nghiệp.

Nhận thức giá trị của ngành học

Luật học trong những năm gần đây được xem như một trong những ngành hot nhất. Có nghĩa là người học luật càng ngày càng trở nên “có giá trị” trong mắt nhà tuyển dụng. Vì những công việc cần luật ngày một nhiều. Và bản thân việc học luật đào tạo ra số lượng lớn những người có tư duy logic, suy luận sắc sảo, cũng như hiểu biết về các vấn đề chung trong cuộc sống.

Nếu người học IT rành về máy tính hay các phần mềm, sư phạm hóa rành về các chất… thì người học luật, họ không chỉ rành về luật, mà các phạm trù khác cũng đòi hỏi họ có một sự hiểu biết nhất định. Vì luật luôn yêu cầu sự gần gũi và sát với thực tế.

Từ đó có thể thấy việc là một cử nhân luật không chỉ cho bạn cơ hội rộng mở từ sự đa dạng về nghề thuộc ngành luật, mà các kĩ năng bạn có được trong quá trình học cũng giúp bạn có thể dấn thân vào những ngành nghề khác (với cả một sự ưu tiên nhất định).

Thực tế cho thấy, rất nhiều những cử nhân luật ra trường và làm cho các công ty về ngân hàng, nhân sự, hành chính, hay thậm chí là nhà giáo, tổ chức sự kiện,.. Vì vậy, lựa chọn luật và ý thức được giá trị của ngành là một trong những điều cơ bản mà chúng ta nên lưu tâm.

Cơ hội việc làm không tưởng cho những luật sư tương lai

Thực tế cho thấy, rất nhiều những cử nhân luật ra trường và làm cho các công ty về ngân hàng, nhân sự,

Thực trạng dân luật

Giá trị của người học luật là như vậy. Thế nhưng, bộ phận lớn sinh viên lại chỉ rập khuôn trong những câu chữ, sách vở, dấu chấm, dấu phẩy của Điều luật. Hay việc thiếu kỹ năng cũng như không có khả năng vận dụng những gì đã học trong cuộc sống, trở thành nguyên nhân cho việc hàng trăm cử nhân luật thất nghiệp đều đều khi mà việc liên quan đến luật thì lại luôn thiếu người.

Nhà trường cho sinh viên tư duy luật, nhưng những kĩ năng mềm khác (như sử dụng ngoại ngữ, tin học, trình bày vấn đề, soạn thảo văn bản, hợp đồng…) các thông hiểu về các ngành luật thực tế thì chính sinh viên phải tự trau dồi. Vì thiếu các yếu tố đó nên các doanh nghiệp tuy thiếu nhưng không ngại gạch tên cử nhân luật ra khỏi danh sách những ứng viên đậu phỏng vấn.

Hãy tự cứu mình

Tuy rằng thực tế đào tạo khác xa với vận dụng thực tiễn. Tuy nhiên, việc của cử nhân luật không phải là than thân trách phận, đòi hỏi và chờ đợi sự cải cách trong giáo dục mà là sự tự bù đắp những thiếu sót trong kỹ năng bản thân. Bên cạnh đó sinh viên cũng không được để vuột mất cơ hội và sự ưu ái mà các doanh nghiệp dành cho mình.

Sinh viên luật nên tập “dấn thân”. Nếu cơ hội, bạn cần đi thực tập sớm. Va chạm với thực tế sẽ cho bạn cái nhìn khách quan và biết được rằng mình còn thiếu gì để bổ sung. Khoảng thời gian cần đi thực tập sớm là vào năm ba, năm tư của chương trình cử nhân. Đừng ngại cho mình được thử sức ở mọi công việc khi cơ hội gõ cửa.

Phong cách làm việc

Sinh viên luật nên nói như mình nghĩ, làm những gì mình cho là đúng và luôn biết khiêm tốn. Việc giữ lửa của nghề cũng như vững đạo đức nghề nghiệp là những điều tối bắt buộc.

Khả năng ngoại ngữ

Trong xã hội hội nhập như hiện nay mọi ngành nghề đều yêu cầu trình độ tiếng anh, nhật, hoa,…Việc thành thạo một ngôn ngữ khác không chỉ là yêu cầu đơn thuần mà còn là điều kiện tiên quyết và cơ hội yêu tiên cho những ai thật sự có khả năng đó. Vì vậy, cử nhân luật cần ý thức được vai trò của ngoại ngữ. Đừng chỉ dừng việc học ngoại ngữ tại yêu cầu chuẩn đầu ra. Hãy nắm trong lòng bàn tay một ngôn ngữ khác.

Kỹ năng văn phòng

Dân luật sẽ không bao giờ thiếu vắng việc làm việc việc với máy tính, các máy móc văn phòng khác như máy in, scanner… Việc biết sử dụng những chiếc máy đó chính là cách bạn ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Kèm theo đó là khả năng sử dụng trôi chảy word, excel… Soạn thảo văn bản là điều cơ bản nhất bạn cần làm được.

Cơ hội việc làm không tưởng cho những luật sư tương lai

Trau đồi bản thân với kỹ năng làm việc nhóm, hoạch định chiến lược là điều tất yếu.

Các kỹ năng mềm khác

Nói về kỹ năng trong cuộc sống để phục vụ cho công việc của bạn thì trong phạm vi bài viết này sẽ không đề cập đến được. Nhưng hãy nhớ rằng, việc trau đồi bản thân không ngừng nghỉ qua từng ngày với kỹ năng làm việc nhóm, hoạch định chiến lược là điều tất yếu.

Sau khi đã nắm được thực trạng cũng như cách khắc phục những nhược điểm trên, cử nhân luật cần tìm hiểu về sự đa dạng nghề.

Đa dạng ngành nghề về Luật

Luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên

Luật sư, thẩm phán hay kiểm sát viên dường như là những nghề truyền thống của luật. Đây là những công việc khó, đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng cao nên thời gian đào tạo thường lâu hơn so với các nghề khác.

Công chức nhà nước

Với bằng cử nhân luật trên tay, đừng ngần ngại nộp đơn cho các cơ quan nhà nước nếu bạn muốn làm một công chức với biên chế.

Pháp chế doanh nghiệp

Đây được coi là một nghề hot trong ngành vì sự thu hút nó mang lại. Việc làm pháp chế trong doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải “chắc tay”, có bản lĩnh và thậm chí là những hiểu biết ngoài luồng về vấn đề kinh tế, thị trường. Làm cho doanh nghiệp hứa hẹn mang đến cho bạn mức lương vô cùng lý tưởng.

Công chứng viên

Công chứng viên cũng là một nghề cần có chứng chỉ hành nghề, tức là bạn cũng phải học một lớp đào tạo nghề công chứng, qua thời gian tập sự, qua kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự để được cấp chứng chỉ.

Công chứng viên là người xác nhận những giao dịch, hợp đồng là phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy, nghề này đòi hỏi người thực hiện công chứng có sự hiểu biết về pháp luật và có tinh thần trách nhiệm cao.

Giảng viên luật

Cơ hội việc làm không tưởng cho những luật sư tương lai

Làm gì khi bạn tốt nghiệp luật nhưng lại trở thành nhà giáo.

Đây là khi bạn tốt nghiệp luật nhưng lại trở thành nhà giáo. Nếu bạn yêu thích nghiên cứu pháp luật, thì trở thành giảng viên luật sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Mà nhu cầu về giảng viên cũng ngày một tăng. Nên cơ hội của bạn sẽ càng lớn.

Trợ giúp viên pháp lý

Trợ giúp viên pháp lý là những người được đào tạo về luật và có chức năng giúp đỡ, hỗ trợ những trường hợp cần được trợ giúp pháp luật. Công việc của trợ giúp viên pháp lý thường là tư vấn luật, hướng dẫn các đối tượng được trợ giúp thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính, hướng dẫn soạn thảo đơn từ, chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ…

Những người được trợ giúp pháp lý thường là những người có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn không nơi nương tựa, thương binh, bệnh binh… là những người không có kiến thức pháp luật nhưng vì hoàn cảnh khó khăn mà không thuê được luật sư hoặc tư vấn pháp luật.

Chấp hành viên, Thư ký tòa án, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật, Thư ký luật sư, thừa phát lại,..

Đây là những công việc pháp luật trong từng ngành, nghề khác nhau. Mỗi nghề đều có những yêu cầu, đòi hỏi riêng.

Từ những gợi ý trên, có thể thấy luật học đem đến sự đa dạng về nghề cho chúng ta. Với sự đa dạng đó hãy đảm bảo rằng bạn đã “đủ” sẵn sàng để tìm cho mình một công việc ưng ý!